Orderflow là gì? Dễ hiểu nhất về Orderflow, Các chỉ số phải sinh Phần I

Bài 1: Dễ hiểu nhất về Orderflow

Thông thường khi nói đến Orderflow người ta thường nhắc đến “biểu đồ dấu chân”/footprint chart.

Thực tế Orderflow có nhiều thứ hơn thế

Bài viết hôm nay chúng ta đến với những khái niệm mở đầu căn bản nhất.

Bên trái trong hình đính kèm là biểu đồ nến thông thường và bên phải là biểu đồ dấu chân.

Bạn có thể thấy biểu đồ dấu chân ở dạng phổ biến nhất có nến ở giữa và đính kèm thêm “những con số” bên trái và bên phải.

Những “con số” này đại diện cho điều gì?

Số bên trái hiển thị: Giá mua/BID ( có thể gọi là “giá chào mua”)

Số bên phải hiển thị: Giá bán/ASK ( có thể gọi là “giá chào bán”) đôi khi ASK còn được gọi là OFFERS.

Một công cụ tài chính luôn bao gồm hai mức giá: BID và ASK. Nếu nhà giao dịch muốn mở một vị thế mua trên thị trường, nhà giao dịch phải trả giá ASK. Và ngược lại, nếu muốn mở một vị thế bán, họ phải trả giá BID.

Giá ASK thông thường sẽ có xu hướng thấp hơn giá BID, điều này có nghĩa là nếu mua một tài sản và sau đó bán nó ngay lập tức, các chủ thể sẽ mất tiền. Tương tự khi các chủ thể bán một tài sản, sau đó mua lại ngay lập tức.

Ví dụ Bitcoin

BID 26000

ASK 25995

Giá mua vào là 26k

Giá bán ra là 25995

Chênh lệnh giá/Spread = 5 đô.

Rồi, bây giờ chúng ta sẽ phân biệt Aggressive & Passive

Aggressive dịch ra tiếng việt là “tích cực”

Passive dịch ra tiếng việt là “thụ động”

*”Tích cực” rõ nghĩa hơn dịch là “Hung hăng”, “tích cực mua”, “tích cực bán”.

Tại sao lại Có:

Tích Cực mua hoặc bán

Hoặc Thụ Động mua hoặc bán?

Điều này liên quan đến Lệnh/Order.

Có 2 loại lệnh để bạn tham gia vào thị trường: Lệnh thị trường/Market order & Lệnh giới hạn/Limit order.

Tích cực/Aggressive là lệnh thị trường, lệnh thị trường được sử dụng bởi những nhà giao dịch muốn mua hoặc bán tức tham gia thị trường “ngay lập tức” bất kể giá, đó là lý do nó được gọi là “Tích cực”.

Thụ động/Passive là lệnh giới hạn/limit, lệnh giới hạn là lệnh “quảng cáo” tức lệnh chờ/pending khi giá đến một mức nhất định sẽ được khớp.

( Do là lệnh “quảng cáo” nên có thể “dỡ” bất kỳ lúc nào tức hủy lệnh).

Trong cả BID & ASK tức khối lượng hình thành cây nến cả 2 bên trái phải đều có Aggressive & Passive.

Okay, bạn đã hiểu “bên dưới” cây nến có gì?

Bài số 2 chúng ta sẽ nói về Delta = ASK – BID; Khối lượng giao dịch tại giá Bán – Khối lượng giao dịch tại giá Mua = Delta.

Sau đó người ta tính tổng Delta từng cây nến sẽ cho ra “Khối lượng tích lũy Delta” chính là chỉ số CVD một trong 04 chỉ số phái sinh giúp bạn đọc thị trường tốt hơn ( tức biết được người ta “đang làm gì” trên thị trường).

Comments (No)

Leave a Reply